TPHCM, ngày 28/1/2024 – Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm thành phố đã phát hiện biến thể phụ JN.1 của Covid-19 ở các bệnh nhân nhập viện trong tháng 12/2023.
Ngay sau khi có thông tin này, lãnh đạo Bộ Y tế đã yêu cầu TPHCM báo cáo.
Biến thể JN.1 là gì?
Biến thể JN.1 là một biến thể phụ của biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2. Đây là biến thể đang chiếm ưu thế trên toàn cầu, kể từ cuối năm 2022.
Biến thể JN.1 có một số đặc điểm kháng nguyên mới, cho phép virus dễ dàng tấn công vào hệ miễn dịch, dễ lây truyền hơn. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng cho thấy biến thể này gây bệnh nặng hơn các biến thể phụ khác của Omicron.
Tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam
Trong năm 2023, cả nước ghi nhận 99.000 ca mắc Covid-19, giảm 82,4 lần so với năm 2022, không có trường hợp nào tử vong.
Trong 2 tuần đầu năm 2024, nước ta ghi nhận 419 ca mắc và nhập viện rải rác tại 39 tỉnh, thành phố. Số mắc tăng 2,4 lần so với 2 tuần trước đó, số ca nhập viện tăng nhưng không có trường hợp nặng, hệ thống điều trị hiện vẫn đáp ứng hiệu quả.
Bà Lê Hồng Nga, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, qua hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm thành phố đã phát hiện biến thể phụ JN.1 của Covid-19 ở các bệnh nhân nhập viện trong tháng 12/2023 trên địa bàn.
TS.BS Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng phụ trách, quản lý điều hành Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết thêm, WHO xếp biến thể biến thể này vào nhóm biến thể cần quan tâm. Theo đánh giá của WHO, hiện chưa có bằng chứng cho thấy độc lực của biến thể tăng lên, dù số mắc có dấu hiệu tăng lên.
“Chúng ta không được chủ quan nhưng cũng không nên quá hoang mang lo lắng”, TS Đức nhấn mạnh.
Bộ Y tế khuyến cáo
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 có dấu hiệu gia tăng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân không chủ quan, lơ là và tiếp tục thực hiện các biện pháp sau để tự bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng:
Tiêm vaccine phòng COVID-19 đầy đủ liều cơ bản và nhắc lại theo hướng dẫn.
Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, nơi đông người.
Vệ sinh miệng thường xuyên : Xúc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc xịt miệng vệ sinh miệng với các loại thảo dược.
Giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với người khác.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
Nâng cao sức khỏe, thể trạng: tập thể dục, ăn uốn điều độ, xông hơi thảo dược khi cần thiết.
Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát.
Tết Nguyên đán sắp đến, giao lưu, đi lại sẽ tăng cao, nguy cơ gia tăng số ca bệnh và số ca nhập viện do COVID-19 là hiện hữu. Do đó, người dân cần nâng cao ý thức, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.
https://www.cdc.gov/respiratory-viruses/whats-new/SARS-CoV-2-variant-JN.1.html