4 vị thuốc từ Gừng trong Y học cổ truyền

4 vị thuốc từ Gừng trong Y học cổ truyền

Trong củ gừng có các hoạt chất: Tinh dầu zingiberen, chất nhựa, chất cay, tinh bột.

Tên khoa học: Zingiber officinale, họ Zingiberaceae,

Gừng có vị cay, tính ấm, quy vào các kinh phế (phổi), tỳ (lá lách), vị (dạ dày).

Trong Đông y, tùy theo cách bào chế mà gừng trở thành nhiều vị thuốc khác nhau. Thường dùng gồm: Sinh khương, can khương, bào khương, thán khương,…

1. Sinh khương – Vị thuốc từ gừng tươi:

– Sinh khương là tên dược của củ gừng tươi.

Trong các bài thuốc Ðông y có gừng, sinh khương chiếm tới hơn 60%

Có chứa tinh dầu, thành phần trong dầu là Zingiberol, zingiberene, nonanal, borneol, chavicol, citral, methyheptenone.

Trà sả gừng chanh hòa tan
Sinh khương – vị thuốc từ gừng tươi

– Tính ấm, vị cay nồng.

– Quy kinh : sinh khương – Vị thuốc từ gừng tươi quy vào Quy vào kinh Phế, Tỳ, Vị, Tâm và Trường.

– Tác dụng của sinh khương theo Đông Y:

Công năng: Giảm ho, làm ấm phế, giải biểu, giải độc, tán phong hàn, chống buồn nôn, làm ấm tỳ vị, khử mùi hôi, kích thích tiêu hóa và vị giác.

Chủ trị: Nghẹt mũi, cảm lạnh, nhiễm phong hàn, hen suyễn, ho lâu ngày không khỏi, tỳ vị hư hàn, nhiễm độc thức ăn, rượu bia, đàm thủy khí đầy,…

Có tác dụng phát tán phong hàn, chữa cảm mạo phong hàn, ngạt mũi, ho có đờm, nôn mửa, làm ấm dạ dày trong các trường hợp bụng đầy chướng, ăn không tiêu, khí huyết ngưng trệ, chân tay lạnh. Ngoài ra dùng làm thuốc kích thích tiêu hóa, tăng bài tiết, sát trùng, hành thủy, giải độc ngứa do bán hạ, cua cá, chim thú độc.

– Cách dùng

Ngày dùng 4-8 g dưới dạng thuốc sắc uống. Ngoài ra còn dùng làm thuốc xoa bóp và đắp ngoài chữa sưng phù và vết thương.

2. Can khương – Vị thuốc từ gừng khô

can khương - vị thuốc từ gừng khô
  Can khương – vị thuốc từ gừng khô

– Gừng khô ( phơi khô hoặc sấy khô )hay còn được gọi là can khương, có vị cay, mùi thơm hắc, tính nóng, quy vào kinh tâm, phế, tỳ, vị, trong đông y là một vị thuốc ôn trung (chữa bệnh về dạ dày) và hồi dương.

– Tính vị, quy kinh Tân, nhiệt. Vào các kinh tâm, phê, ty. vị, thận, đại tràng.

– Công năng, chủ trị Ôn trung tán hàn, hồi dương, thùng mạch, táo thấp tiêu đàm.

Chủ trị: Đau bụng lạnh, đầy trướng không tiêu, nôn mửa ỉa chảy, tứ chi lạnh, đàm ẩm. ho suyễn.

Thán khương tăng cường chi huyết.

– Cách dùng, liều lượng:

 Ngày dùng từ 4 g đến 8 g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

– Kiêng kỵ : Can khương vị đại cay nên người âm hư có nhiệt, có thai không nên dùng. Vì cay nên tán khi tẩu huyết, uống lâu tổn hại tới phần âm, thương tổn mắt. Ngoài ra những chứng âm hư nội nhiệt, ho do âm hư, mửa ra máu kèm biểu hư có nhiệt, tự ra mồ hôi, mồ hôi trộm, ỉa ra máu, mửa do nhiệt, đau bụng do hỏa nhiệt đều không nên dùng.  Vị này ghét Hoàng cầm, Hoàng liên, Dạ minh sa, Tần tiêu làm sứ cho nó (Bản Thảo Kinh Sơ)

3. Bào khương – Vị thuốc từ gừng khô đã chế biến

– Bào khương là củ gừng đồ cho chín rồi để trong mát cho đến khô, sao lửa to cho xém đen. Bào khương còn gọi là Bạch khương, Quân khương (Bản Thảo Cương Mục),Hắc khương, Thánh khương, Đạm can khương (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Bào khương - Vị thuốc từ gừng
 Bào khương – Vị thuốc từ gừng

– Bào khương có vị cay, đắng, tính đại nhiệt, quy vào 6 kinh tâm, phế, vị, đại tràng, thận.

– Công dụng, liều dùng:

Làm ấm Tỳ và Vị, trừ hàn. Phòng dương suy, làm ấm phế và trừ đàm thấp.

Ngày dùng 3-10 g.

4. Thán khương – Vị thuốc từ gừng khô, sao cháy đen tồn tính

Thán khương - Vị thuốc từ gừng
       Thán khương – Vị thuốc từ gừng

– Chế biến vị thuốc từ gừng này chế biến bằng cách thái lát dày gừng khô (can khương thái phiến dày), sao cho cháy đen bên ngoài nhưng bên trong còn màu hồng sẫm (gọi là thiêu tồn tính).

– Thán khương có vị cay, mùi thơm hắc, tính ấm.

– Công dụng, liều dùng:

Ôn trung, trục hàn, hồi dương, thông mạch.

Thán khương chữa đau bụng lạnh, máu hàn, tay chân lạnh, nhức mỏi, tê bại, băng huyết.

Liều dùng: ngày dùng 4-8 g dưới dạng thuốc sắc.

Liên hệ ngay với chúng tôi!
Xin chào! Sagucha có thể giúp gì cho bạn ?
Gọi ngay cho chúng tôi!